Hướng dẫn đo dòng điện và điện áp với đồng hồ vạn năng kim

Trong bài viết này chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách đo cường độ dòng điện và điện áp với đồng hồ vạn năng của Kyoritsu, bài viết này chúng tôi sử dụng model Kyoritsu 1109S. Hy vọng sau bài viết này bạn sẽ biết cách đo cả dòng điện và đo điện áp với dòng xoay chiều và một chiều.

1. CÁCH ĐO DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU DC

a. Chú ý:
– Phạm vi đo được của đồng hồ lớn nhất là 250mA.
– Các đầu đo của đồng hồ phải được kết nối chắc chắn với mạch điện cần đo. Nếu kết nối chập chờn có thể phát sinh những xung điện gây nguy hiểm cho mạch hoặc đồng hồ đo.
– Không bao giờ thực hiện đo điện áp với các thang đo dòng điện. Các cầu chì có thể bị nổ hoặc hỏng đồng hồ.
– Đặc biệt là khi có điện ápcao hơn 250V được đặt vào thang đo dòng điện, cầu chì có thể không bảo vệ được mạch điện bên trong, nhiều linh kiện sẽ bị hỏng.

b. Cách thực hiện:
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
-Đặt chuyển mạch của đồng hồ ở thang DC.A – 250mA.
– Tắt nguồn điện của các mạch thí nghiệm.
– Kết nối que đo màu đỏ của đồng hồ về phía cực dương (+) và que đo màu đen về phía cực âm (-) theo chiều dòng điện trong mạch thí nghiệm. Mắc đồng hồ nối tiếp với mạch thí nghiệm
– Bật điện cho mạch thí nghiệm.
– Khi kết quả đọc được nhỏ hơn 25mA, đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 25mA để được kết quả chính xác hơn. Tương tự, khi kết quả nhỏ hơn 2,5mA thì đặt chuyển mạch sang vị trí DC.A – 2,5mA. Tức là bắt đầu từ thang lớn nhất, sau đó giảm dần thang đo đến khi chọn được thang lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị dòng điện cần đo.
– Đọc và tính giá trị: Đọc trên cung chia độ C, tính giá trị giống trường hợp đo điện áp 1 chiều. Tức là giá trị thực bằng số chỉ của kim trên cung chia độ nhân với thang đo và chia cho giá trị MAX trên cung chia độ đó .

Cách đo cường độ dòng điện DC
Cách đo cường độ dòng điện DC

2. CÁCH ĐO ĐIỆN ÁP MỘT CHIỀU V.DC

a. Chú ý:
– Khi điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo.
– Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
– Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
– Để đồng hồ ở thang đo một chiều mà đo điện áp xoay chiều, kim chỉ thị sẽ không lên, tuy nhiên dòng qua đồng hồ lớn có thể làm hỏng đồng hồ.

b. Cách thực hiện
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Đặt chuyển mạch ở thang đo DC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất. Ví dụ: đo điện áp 220V thì có 2 thang lớn hơn là 250V và 1000V, nhưng thang 250V sẽ cho kết quả chính xác hơn.
– Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Que đen vào điểm có điện thế thấp, que đỏ vào điểm có điện thế cao. 
– Tính kết quả đo được V = A x (B/C) Với V là giá trị điện áp thực A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ B – Là thang đo đang sử dụng C – Là giá trị MAX của cung chia độ Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng

Cách đo điện áp dòng DC với đồng hồ vạn năng
Cách đo điện áp dòng DC

3. CÁCH ĐO ĐIỆN ÁP XOAY CHIỀU V.AC

a. Chú ý:
– Khi đo điện áp cao hơn 250V, cần tắt nguồn điện, nối dây đồng hồ vào điểm cần đo, sau đó mới bật nguồn. Không chạm vào dây đo đồng hồ, ghi lại kết quả đo, tắt nguồn rồi mới tháo dây đo đồng hồ ra khỏi điểm cần đo. – Không để chuyển mạch ở vị trí thang đo mA hay Ω, nếu không đồng hồ sẽ hỏng.
– Không cắm que đo sang đầu đo dòng điện 15A xoay chiều.
– Đặt chuyển mạch đồng hồ ở vị trí đo điện áp xoay chiều mà đo điện áp 1 chiều, kim đồng hồ vẫn lên nhưng kết quả là không chính xác.
– Đối với thang đo xoay chiều 10V cần đọc ở cung chia độ riêng của nó thì kết quả mới chính xác (cung D10)

b.Cách thực hiện
– Cắm que đo màu đen vào đầu COM, que đo màu đỏ vào đầu (+)
– Đặt chuyển mạch ở thang đo AC.V lớn hơn nhưng gần nhất với giá trị cần đo để kết quả đo là chính xác nhất.
– Đặt 2 que đo vào 2 điểm cần đo (Đo song song). Không cần quan tâm đến cực tính của đồng hồ
– Tính kết quả đo được giống trường hợp đo điện áp một chiều. Với V là giá trị điện áp thực A – Là số chỉ của kim đọc được trên cung chia độ B – Là thang đo đang sử dụng C – Là giá trị MAX của cung chia độ Tỷ lệ B/C là hệ số mở rộng

Cách đo dòng điện xoay chiều AC với đồng hồ vạn năng
Cách đo dòng điện xoay chiều AC

Bài viết liên quan

[related_post]

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *